Bài viết này Game6 sẽ giới thiệu cho bạn đọc đến với Free-to-Own, mô hình GameFi đình đám được ra mắt cùng với màn gọi vốn khủng 200 triệu USD của Limit Break ngay giữa mùa downtrend này.
Việc một dự án gọi vốn được 200 triệu USD là khá bất ngờ trong thời điểm mùa đông crypto này. Tuy nhiên điều đó cũng chứng tỏ các quỹ đầu tư vẫn nhận thấy mức độ hấp dẫn của game Web3, Metaverse là rất lớn. Liệu Free-to-Own có phải là một thuật ngữ “bánh vẽ” khác được các quỹ đầu tư (VCs) và công ty game Web3 đặt ra để thổi phồng tên tuổi mình hay sẽ là một bộ mặt mới cho GameFi?
Free-to-Own GameFi ModelFree-to-Own được founder của Limit Break đánh giá là một mô hình Web3 sở hữu đủ sức mạnh để đổi mới hoàn toàn cơ chế tiền tệ hóa (game monetization) vật phẩm trong game. Theo founder của Limit Break, Gabriel Leydon, mô hình Free-to-Own mới sẽ sở hữu một số khía cạnh kể sau:
Cộng đồng được hình thành dựa trên yếu tố miễn phí hoàn toànXóa bỏ động cơ cho các hoạt động scam, lừa đảo từ phía dự ánNFT mà cộng đồng nhận được,sẽ được sở hữu hoàn toàn bởi cộng đồngNFT Factory trao cơ hội tạo và sở hữu các NFT khácCộng đồng xây dựng từ Free NFTĐầu tiên, phải xét đến việc giveaway các NFT Free sẽ tạo nên một cộng đồng với những đặc điểm như thế nào? Với những trải nghiệm vốn có của bản thân trong ngành công nghiệp Game, Gabriel Leydon sở hữu một góc nhìn mới trong việc phát hành in-game NFT. Cụ thể, việc mint in-game NFT với một mức giá (cao) cố định sẽ tạo động lực và tâm lý muốn chốt lời càng sớm càng tốt của các nhà đầu tư, để sớm bảo vệ cả vốn lẫn lời từ số tiền bỏ ra.
Mô hình Free-to-Own mới sẽ offer các bộ sưu tập free và stealth mint tương tự như dự án DigiDaigaku. Theo đó, các NFT sẽ được giveaway hoàn toàn, hoặc ko được neo giá ở bất kỳ giá mint cố định nào. Từ đó, chủ sở hữu của các NFT này sẽ có thêm động lực để nắm giữ và ủng hộ hệ sinh thái game lâu hơn, khi về cơ bản, họ chẳng cần phải bỏ ra một đồng vốn nào cả.
Leydon tin rằng mô hình free-to-own sẽ phần nào làm tăng động lực hold NFT của người chơi.
Bên cạnh đó, việc các NFT được giveaway miễn phí hoàn toàn đồng nghĩa với việc sẽ không có sự phân biệt vị thế giữa người chơi nhận được whitelist, hay tham gia pre-sale. Nhờ đó, việc bảo toàn động lực nắm giữ dài hạn các NFT sẽ được thúc đẩy thêm. Free-to-Own mang đến một mô hình GameFi với ít sự phân tầng vị thế và nhiều động lực thúc đẩy các nhà đầu tư dài hạn nhất có thể.
Free-to-Own mang đến một mô hình GameFi với ít sự phân tầng vị thế và nhiều động lực thúc đẩy các nhà đầu tư dài hạn nhất có thể.
Xóa bỏ động cơ lừa đảoĐối với các dự án thông thường, các công ty thường sẽ tổ chức mint và bán NFT trước khi blockchain game được chính thức ra mắt. Sau đó, người dùng rất dễ gặp phải việc các dự án bỏ ngỏ toàn bộ hoạt động và cao chạy xa bay với số tiền thu được từ việc mint và bán NFT.
Xét đến việc pháp luật trong giới tiền mã hóa vẫn còn là một điều vô cùng mơ hồ, thì việc các dự án lừa đảo và thất hứa với người dùng sau khi ra mắt thành công NFT là không thể tránh khỏi!
NFT Scam hay NFT Rug Pull hẳn là những thuật ngữ không còn lạ lẫm với anh em khi nói về NFT!
Khác với phần còn lại của ngành công nghiệp, Limit Break giveaway toàn bộ NFT cho cộng đồng. Khía cạnh này của mô hình Free-to-Own đảm bảo rằng người dùng sẽ không gặp bất kỳ rủi ro mất mát nào khi tham gia tìm hiểu dự án. Thậm chí nếu Limit Break có thất bại trong việc truyền tải tựa game blockchain, thì điều này cũng chẳng ảnh hưởng gì đến tài sản của người dùng.
Mặt khác, đội ngũ phát hành game lại càng có thêm động lực để phát triển. Vì nhờ đó họ mới có thể thu hút được dòng tiền và lợi nhuận từ người dùng.
Yếu tố quyền sở hữuMột trong những vấn đề nan giải nhất đối với game được xây dựng trên blockchain là làm sao có thể tạo ra một con game sở hữu cơ chế phát triển bền vững.
Theo chuyên viên nghiên cứu nền kinh tế học game của Delphi Digital, Ryan Foo, vấn đề cốt lõi đến từ việc các nhà phát triển đang cố gắng đặt giá trị kinh tế vào quá nhiều tài nguyên có sẵn trong game.
Nhận định của Ryan Foo, Game Economist tại Delphi Digital.
Họ làm vậy và tin rằng để có thể duy trì và cân bằng một nền kinh tế game thì các giá trị được gán vào các loại tài sản trên là vĩnh cửu và không thể thay đổi.
Theo đó, việc người dùng bỏ ra một lượng đầu tư ban đầu nhất định để có thể truy cập phần lớn vào các tính năng nổi trội hoặc để có thể thật sự kiếm được lợi nhuận trong game là điều hiển nhiên.
Mô hình nói trên phần nào đã bỏ qua bài học mà những con game free-to-play truyền thống mang lại khi nó thu hút lên đến hàng trăm triệu người chơi trên thế giới.
Có thể thấy Free-to-Own không những cho phép người chơi truy cập một cách miễn phí hoàn toàn vào game mà còn cho phép họ nắm trong tay NFT – vốn là cốt lõi của mọi mô hình khai thác giá trị trong GameFi.
Qua đó mô hình GameFi mới này của Leydon đã thật sự xoáy sâu vào yếu tố sở hữu tài sản mã hóa của người dùng trong nên kinh tế game. Đồng thời tạo động lực dài hạn cho người chơi đồng hành cùng hệ sinh thái game.
Factory NFT ModelFactory NFT hay gọi nôm na là nhà máy phát hành NFT là một tính năng dành riêng cho các Factory NFT Holders. Cụ thể holders của các Factory NFT có thể sử dụng NFT này để phát hành ra một lượng NFT mới nhất định (chủ yếu là NFT vật phẩm, gameplay). Giới hạn số lượng phát hành sẽ phụ thuộc vào mỗi game season khác nhau.
Từ đó có thể thấy các holders cũng có thể đóng một vai trò tất yếu trong việc phát hành và cân bằng môi trường game vốn có. Qua đó, người chơi được đóng góp trực tiếp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế game chứ không đơn thuần là đứng ở phương diện khai thác giá trị như trước.
Thay vì đứng ở phương diện nắm giữ token quản trị để hậu thuẫn và bảo toàn giá trị dự án, thì giờ đây các holders nắm trong tay vai trò cân bằng dòng chảy giá trị trong game.
Ví dụ cho một mô hình Card Factory NFT.
Nhận định cá nhân1. Điểm sáng so với Free-to-PlayNếu phải so sánh giữa Free-to-Play và Free-to-Own, thì Free-to-Own được đánh giá là phương pháp tiếp cận người dùng chủ động hơn đến từ phía Limit Break.
Leydon cũng đã cho biết, “Với Free-to-Play, các nhà phát triển bỏ ra một khoảng thời gian mày mò trong tối để mang đến một sản phẩm mà họ không chắc chắn về việc người dùng sẽ tiếp nhận nó như nào. Sau đó họ tung nó ra thị trường và hi vọng rằng người dùng sẽ hứng thú và xuống tiền”.
Những gì mà Free-to-Own làm là nó tiếp cận người dùng ngay lập tức với một tấm vé miễn phí cho phép kiếm lợi nhuận và đồng hành cùng dự án trong tương lai.
Cũng là một mô hình có thể gọi là không rủi ro (risk-free) ở giai đoạn đầu tương tự như Free-to-Play. Tuy nhiên, Free-to-Own đặt NFT vào tay người dùng ngay từ điểm khởi đầu. Trong khi với Free-to-Play người dùng sẽ bỏ ra rất nhiều công sức và thời gian để có thể sở hữu 1 NFT trong tay, đáng buồn thay lợi nhuận kiếm được từ các Free-to-Play NFT này lại khá thấp đối với không ít tựa game.
2. Free-to-Own có thật sự khiến GameFi bền vững?Đây không phải lần đầu tiên chúng ta được diện kiến các bộ mặt mang đến sự đổi mới cho GameFi. Vào đầu năm 2022, Move-to-Earn đã từng làm mưa làm gió khi kết hợp hoạt động thể thao với mô hình Play-to-Earn.
Tuy nhiên cho đến cuối Q2/2022, Move-to-Earn đã không thể thoát khỏi số phận hẩm hiu đang đợi sẵn khi dòng giá trị trả thưởng trở nên suy yếu và thị phần người dùng mới trở nên bão hòa.
Như đã dự đoán từ trước, nền kinh tế Move-to-Earn sa vào vết xe đổ của Axie Infinity và dần dần rơi vào hố sâu.
Free-to-Own quả thực đã cho thấy một số tiềm năng và giải pháp nhất định trong việc xây dựng một cộng đồng bền vững với tư tưởng đúng đắn.
Tuy nhiên những giải pháp nêu trên vẫn chưa thật sự chạm vào cốt lõi vấn đề từ phía người dùng khi mà phần lớn những người tham gia vào GameFi đều mang một tâm lí đầu tư, mong muốn kiếm lợi nhuận lớn và thu nhập bền vững.
Có lẽ sẽ cần thêm thời gian để ta thấy được các giải pháp mà Limit Break mang đến cho câu chuyện dòng vốn trả thưởng bền vững cũng như các cơ chế kiểm soát lạm phát buộc phải có để có thể cân bằng và duy trì nền kinh tế game.
Lời cảnh báo từ CZTrước những rầm rộ nổi lên xung quanh mô hình GameFi mới của Limit Break, CZ đã thẳng thừng lên tiếng cảnh báo Free-to-Own là một mô hình GameFi với rủi ro cực cao. Cảnh báo này đi kèm với một lí do vô cùng đơn giản là:
“Nếu mọi thứ trên thế giới đều là miễn phí thì tại sao chúng ta phải làm việc chăm chỉ như vậy…”
CZ cũng giải thích thêm về việc không có bất kỳ thứ gì trong giới DeFi này là thật sự miễn phí. Thậm chí việc các CEXs cho phép giao dịch Bitcoin và Ethereum với phí giao dịch bằng 0 cũng nghiễm nhiên bởi vì các sàn có thể lấy đủ doanh thu từ cặp giao dịch khác.
Từ đó CZ chỉ ra việc các dự án mới cho phép người dùng tham gia một cách hoàn toàn miễn phí có thể là một cái bẫy lừa đảo được cài sẵn cho các người tham gia sớm.
Tuy nhiên, Ryan Foo cũng đã cho biết rằng Limit Break hưởng 10% phí giao dịch trên mỗi NFT. Trong những tuần đầu kể từ khi phát hành bộ DigiDaigaku NFT, khoảng 3,900 ETH trị giá NFT đã được giao dịch, đưa về doanh thu hơn 600,000 USD cho công ty.
Lời kếtBài viết này đưa ra phân tích chi tiết cũng như cập nhật mới nhất về mô hình GameFi Free-to-Own đang khá rầm rộ trong cộng đồng crypto. Mong rằng anh em đã nhận được nhiều giá trị từ bài viết và chúc anh em đầu tư thành công.
(Theo Allinstation)